8 Lợi Ích Sức Khỏe Của Atiso & Chiết Xuất Atiso

Atiso là một chi của khoảng 10-15 loài cây lâu năm trong họ Cúc (Asteraceae), có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và đã được sử dụng rất nhiều trong các món ăn và dược phẩm vì những công dụng tiềm năng, ví dụ như giảm lượng đường trong máu, cải thiện hệ tiêu hóa, tim mạch và chức năng gan.

Để tiện dụng, hiện nay atiso được dùng dưới dạng chiết xuất, giữ lại nồng độ cao của hoạt chất có tác dụng. Dưới đây là 8 lợi ích sức khỏe hàng đầu của atiso và chiết xuất từ atiso.

1. Giàu Chất Dinh Dưỡng

Atiso chứa nhiều chất dinh dưỡng. Các nghiên cứu cho thấy 128 mg actiso sống chứa:

Atiso ít chất béo, nhưng lại giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đặc biệt có nhiều folate và vitamin C và K, chúng cũng cung cấp các khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như magiê, phốt pho, kali và sắt.

Một cây atiso cỡ trung bình chứa gần 7 gam chất xơ, chiếm tới 23 – 28% lượng tiêu thụ hàng ngày, trong khi đó những bông hoa atiso thơm ngon chỉ chứa 60 calo và khoảng 4 gam protein – trên mức trung bình cho một loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. 

Tóm tắt: Atiso có ít chất béo, nhiều chất xơ và chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin K, folate, phốt pho và magie. Chúng cũng là một trong những nguồn giàu chất chống oxy hóa.

Atiso rất giàu dinh dưỡng

2. Giúp Làm Giảm Cholesterol ‘Xấu’ LDL Và Tăng Cholesterol ‘Tốt’ HDL 

Chiết xuất lá atiso có thể có tác động tích cực đến hàm lượng cholesterol trong máu. Nghiên cứu trên hơn 700 người đã cho thấy việc bổ sung chiết xuất từ atiso trong khoảng 5-13 tuần liên tục đã làm giảm lượng cholesterol toàn phần và cholesterol xấu trong cơ thể.

Một nghiên cứu khác trên 143 người trưởng thành có hàm lượng cholesterol cao. Kết quả cho thấy sử dụng chiết xuất từ lá atiso trong 6 tuần có thể giảm 18,5% lượng cholesterol toàn phần và 22,9% lượng cholesterol xấu LDL.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên động vật sau khi thường xuyên tiêu thụ atiso đã báo cáo giảm 30% lượng cholesterol xấu LDL và giảm 22% chất béo triglyceride.

Theo các nhà khoa học, chiết xuất atiso ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol theo hai cơ chế:

  • Đầu tiên, atisô có chứa luteolin, một chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự hình thành cholesterol.
  • Thứ hai, chiết xuất lá atisô khuyến khích cơ thể xử lý cholesterol hiệu quả hơn, dẫn đến làm giảm cholesterol toàn phần. 

Tóm tắt: Chiết xuất atiso có thể làm giảm cholesterol và LDL cholesterol xấu và đồng thời làm tăng hàm lượng cholesterol HDL tốt.

3. Giúp Điều Hòa Huyết Áp

Chiết xuất atiso cũng có tác dụng tốt đối với những người bị huyết áp cao.

Một nghiên cứu trên 98 người đàn ông bị huyết áp cao cho thấy việc uống chiết xuất atiso hàng ngày trong 12 tuần giúp làm giảm huyết áp tâm trương và tâm thu trung bình lần lượt là 2,76 và 2,85 mmHg. 

Song, cơ chế làm giảm huyết áp của atiso hiện vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật chỉ ra rằng chiết xuất atiso thúc đẩy enzyme eNOS, có vai trò làm giãn mạch máu. Ngoài ra, atisô là một nguồn kali tốt, giúp điều hòa huyết áp.

Tuy vậy những nghiên cứu trên chỉ sử dụng chiết xuất atiso với hàm lượng cao hơn so với việc dùng atiso.

Tóm tắt: Chiết xuất atiso có thể giúp giảm huyết áp ở những người đã được kiểm tra.

4. Cải Thiện Sức Khỏe Gan

Chiết xuất lá atiso có thể bảo vệ gan khỏi những tổn thương và thúc đẩy sự phát triển của những tế bào gan mới. Nó cũng làm tăng sản xuất mật, giúp loại bỏ các độc tố có hại từ gan. Trong một nghiên cứu trên chuột bị dùng thuốc quá liều, kết quả cho thấy lô chuột dùng chiết xuất atiso có tổn thương gan ít hơn, nồng độ chất chống oxy hóa cao hơn và chức năng gan tốt hơn nhiều so với chuột không được dùng chiết xuất atiso.

Các nghiên cứu ở người cũng cho thấy, atiso có tác dụng tích cực đối với sức khỏe gan. Ví dụ, một thử nghiệm trên 90 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy rằng tiêu thụ 600 mg chiết xuất atiso mỗi ngày, trong hai tháng liên tục đã giúp cải thiện chức năng gan.

Trong một nghiên cứu khác ở những người trưởng thành béo phì, mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, uống chiết xuất atiso hàng ngày trong hai tháng sẽ giúp giảm viêm gan và lắng đọng chất béo ít hơn so với việc không sử dụng chiết xuất atiso.

Các nhà khoa học nghĩ rằng một số chất chống oxy hóa được tìm thấy trong atiso – cynarin và silymarin – có tác dụng chính cho những lợi ích trên gan này. Tuy vậy vẫn cần thêm các nghiên cứu để xác nhận vai trò của chiết xuất atiso trong điều trị bệnh gan.

Tóm tắt: Tiêu thụ thường xuyên chiết xuất atiso có thể giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương và giúp giảm các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định tác dụng này.

Nhận tư vấn điều trị Gan miễn phí >>  1800 6036 (miễn cước)

Nhận tư vấn điều trị Gan miễn phí >>

5. Atiso Giúp Cải Thiện Sức Khỏe Tiêu Hóa

Atiso là một nguồn chất xơ tuyệt vời, có thể giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy vi khuẩn đường ruột thân thiện, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ruột, giảm táo bón và tiêu chảy.

Atiso chứa inulin, một loại chất xơ hoạt động như một prebiotic. Trong một nghiên cứu, 12 người trưởng thành đã trải qua sự cải thiện vi khuẩn đường ruột khi họ tiêu thụ một chiết xuất atiso có chứa inulin mỗi ngày trong ba tuần.

Chiết xuất atiso cũng có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó tiêu, chẳng hạn như đầy hơi, buồn nôn và ợ nóng.

Một nghiên cứu ở 247 người mắc chứng khó tiêu cho thấy, bổ sung chiết xuất từ lá atiso hàng ngày trong sáu tuần giúp giảm các triệu chứng, như đầy hơi và cảm giác no khó chịu, so với việc không uống chiết xuất lá atiso.

Cynarin, một hợp chất tự nhiên trong atiso, có thể gây ra những tác động tích cực này bằng cách kích thích sản xuất mật, đẩy nhanh chuyển động ruột và cải thiện tiêu hóa một số chất béo.

Tóm tắt: Chiết xuất lá atiso có thể duy trì sức khỏe tiêu hóa bằng cách tăng cường vi khuẩn đường ruột thân thiện và giảm bớt các triệu chứng khó tiêu.

6. Làm Nhẹ Các Triệu Chứng Của Hội Chứng Ruột Kích Thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và gây đau dạ dày, chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi, táo bón và đầy hơi.

Trong một nghiên cứu ở những người bị IBS, bổ sung chiết xuất lá atiso hàng ngày trong sáu tuần giúp giảm bớt các triệu chứng. Hơn nữa, 96% người tham gia đánh giá hiệu quả của chiết xuất atiso tương đương các phương pháp điều trị IBS khác, chẳng hạn như thuốc chống nôn và thuốc nhuận tràng. Một nghiên cứu khác, ở 208 người mắc IBS đã phát hiện ra rằng uống 1-2 viên nang chứa chiết xuất lá atiso, hàng ngày trong hai tháng, giảm 26% triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống thêm 20%.

Chiết xuất atiso có thể làm giảm các triệu chứng theo nhiều cách. Một số hợp chất trong atiso có đặc tính chống co thắt. Điều này có nghĩa là chúng có thể giúp ngăn chặn co thắt cơ phổ biến ở IBS, cân bằng vi khuẩn đường ruột và giảm viêm.

Trong khi chiết xuất atiso có vẻ hứa hẹn để điều trị các triệu chứng IBS, các nghiên cứu lớn hơn ở người là cần thiết.

Tóm tắt: Chiết xuất lá atiso có thể giúp điều trị các triệu chứng IBS bằng cách giảm co thắt cơ, cân bằng vi khuẩn đường ruột và giảm viêm. Tuy nhiên, để khẳng định hiệu quả này, các nhà khoa học vẫn cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai.

7. Có Thể Giúp Hạ Đường Huyết

Atiso và chiết xuất lá atiso có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu ở 39 người trưởng thành thừa cân cho thấy tiêu thụ chiết xuất từ ​​đậu và atiso hàng ngày, trong hai tháng làm giảm mức đường huyết lúc đói một cách đáng kể.

Tuy nhiên, không rõ tác dụng hạ đường huyết của riêng atiso là bao nhiêu, do nghiên cứu chung với đậu. 

Một nghiên cứu nhỏ khác chỉ ra rằng tiêu thụ atisô luộc trong bữa ăn làm giảm lượng đường trong máu và insulin 30 phút sau khi ăn. Đáng chú ý, tác dụng này chỉ thấy ở những người trưởng thành khỏe mạnh không mắc hội chứng chuyển hóa.

Hiện nay cơ chế làm giảm lượng đường huyết trong máu của atiso cũng như các chiết xuất atiso chưa được hiểu đầy đủ. Cũng có một số tài liệu nói rằng, chiết xuất atiso đã được chứng minh là làm chậm hoạt động của alpha-glucosidase, một loại enzyme phá vỡ tinh bột thành glucose, có khả năng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Tóm tắt: Một số bằng chứng cho thấy rằng atiso và chiết xuất lá atiso có thể làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn.

Atiso và chiết xuất atiso có thể hỗ trợ làm giảm đường máu

8. Có Thể Có Tác Dụng Chống Ung Thư

Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm lưu ý rằng chiết xuất atiso làm suy yếu sự phát triển ung thư.

Một số chất chống oxy hóa – bao gồm rutin, quercetin, silymarin và axit gallic – trong atisô được cho là mang lại tác dụng chống ung thư này. Ví dụ, silymarin đã được tìm thấy để giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư da trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Mặc dù những kết quả này đầy hứa hẹn, nhưng hiện tại chưa có nghiên cứu nào thực hiện trên người. 

Tóm tắt: Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy chiết xuất atiso có thể chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào trên con người được thực hiện, vì vậy cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi đưa ra kết luận.

– Đánh Giá Chất Lượng Bài Viết –

Sending
User Review
0 (0 votes)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

LÀM SAO ĐỂ BẢO VỆ LÁ GAN?

ĐIỂU TRỊ GAN BẰNG THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

SILY-GAN: SỰ KẾT HỢP TỪ 2 THẢO MỘC TỐT CHO GAN: ACTISO & KẾ SỮA

Tìm hiểu thêm về Sily-Gan

CHUYÊN MỤC HỎI - ĐÁP

CHUYÊN MỤC HỎI - ĐÁP

Bạn có đang gặp vấn đề về Gan?

Hãy để lại câu hỏi dưới đây hoặc gọi đến

Bạn có đang gặp vấn đề về Gan?

Hãy để lại câu hỏi dưới đây hoặc gọi đến

Tổng đài miễn cước 1800 6036

Tổng đài miễn cước  1800 6036






Bạn Có Dùng Được Sily-Gan Hay Không?

Vui lòng hoàn thành thông tin dưới đây để được nhận tư vấn về sản phẩm



BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nếu bạn bị bệnh gan, có một số nguyên tắc đặc biệt bạn cần thực hiện trong chế độ ăn uống của mình để duy trì dinh dưỡng tốt và giúp kiểm soát tình trạng bệnh gan.  Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, mức năng lượng thấp, phù chân hoặc tích tụ chất lỏng trong bụng (cổ trướng), bạn sẽ cần phải tuân theo chế độ ăn uống chuyên biệt hơn theo lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên ngành. Người bệnh nên đọc thông tin có chọn lọc, tránh nghe theo nhiều lời khuyên chưa xác thực trên mạng.

Load More Posts

TOP 10 BÀI VIẾT HAY NHẤT

 Đông Y Về Bệnh Gút

 Đau Thần Kinh Tọa

Gai Cột Sống Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

 Thấp Khớp & Viêm Khớp Dạng Thấp

Đau Khớp Gối

 Đông Y Về Bệnh Gút

 Đau Thần Kinh Tọa

Gai Cột Sống Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

 Thấp Khớp & Viêm Khớp Dạng Thấp

Đau Khớp Gối

2020-07-13T15:57:56+07:00

Leave A Comment

Call Now Button